Website hiện chỉ đăng tải bài viết và cung cấp dịch vụ, không hỗ trợ tư vấn các vấn đề ngoài dịch vụ. Mong bạn thông cảm!
😄

Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value trong kết quả AMOS, SMARTPLS

Khi tham khảo các bài báo, tạp chí có xử lý định lượng bằng AMOS, SMARTPLS chúng ta hay bắt gặp các hệ số Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, và p-value. Vậy các hệ số này sẽ lấy từ đâu trong kết quả phân tích SEM từ AMOS, SMARTPLS?

Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value

1. Ý nghĩa của Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value

Trong phân tích mô hình cấu trúc (SEM), các phần mềm như AMOS và SMARTPLS đều cung cấp những chỉ số quan trọng như Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, và p-value. Dưới đây là giải thích chi tiết cho từng chỉ số và cách diễn giải trong ngữ cảnh của SEM:

1.1 Hệ số Path Coefficient (Beta - )

Path Coefficient (hệ số đường dẫn) hay Beta (β) thường là hệ số chuẩn hóa, hai thuật ngữ này trong đại đa số trường hợp là như nhau, bạn dùng một trong hai là được. Phần trình bày sau đây mình gọi chung là Path Coefficient .

Path Coefficient thể hiện độ mạnh và chiều tác động của mối quan hệ giữa hai biến tiềm ẩn (latent variables) trong mô hình đường dẫn (path model). Hệ số này cho biết sự thay đổi trong biến phụ thuộc (dependent variable) khi biến độc lập (independent variable) thay đổi một đơn vị.

Giá trị tuyệt đối của Path Coefficient thể hiện độ mạnh của mối quan hệ. Giá trị càng lớn, mối quan hệ càng mạnh. Nếu hệ số đường dẫn mang dấu dương (+) thể hiện mối quan hệ thuận chiều (khi biến độc lập tăng, biến phụ thuộc tăng), nếu mang dấu âm (-) thể hiện mối quan hệ nghịch chiều (khi biến độc lập tăng, biến phụ thuộc giảm).

1.2 Hệ số Standard Error (S.E)

Standard Error S.E (sai số chuẩn) là độ lệch chuẩn của ước lượng hệ số Path Coefficient.

S.E càng nhỏ, ước lượng Path Coefficient càng chính xác và ổn định. Ngược lại, S.E lớn cho thấy ước tính Path Coefficient có độ tin cậy thấp hơn.

1.3 Hệ số t-value

t-value (giá trị t) là một thống kê được sử dụng để kiểm tra giả thuyết về ý nghĩa thống kê của Path Coefficient, xem mối quan hệ giữa hai biến có ý nghĩa thống kê hay không.

Giá trị tuyệt đối của hệ số t-value càng lớn, chứng tỏ mối quan hệ càng có ý nghĩa thống kê. Thường chúng ta sẽ so sánh t-value với giá trị tới hạn (critical value) từ phân phối t (dựa trên bậc tự do và mức ý nghĩa) để xác định xem có bác bỏ giả thuyết Null hay không.

Giá trị tham chiếu phổ biến:

  • |t| > 1.96 → Mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p < 0.05).

  • |t| > 2.58 → p < 0.01.

  • |t| > 3.29 → p < 0.001.

1.4 Hệ số p-value

p-value (giá trị p) là xác suất để kiểm định giả thuyết Null để xem mối quan hệ giữa hai biến có ý nghĩa thống kê hay không.

Giá trị hệ số p-value càng nhỏ, chứng tỏ mối quan hệ càng có ý nghĩa thống kê. Thông thường, mức ý nghĩa (alpha) được đặt là 0.05. Nếu p-value < 0.05, bác bỏ giả thuyết Null và kết luận rằng mối quan hệ có ý nghĩa thống kê. Nếu p-value > 0.05, không bác bỏ giả thuyết Null và kết luận rằng không có đủ bằng chứng để nói rằng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại:

Path Coefficient (Beta) cho biết độ mạnh và chiều thuận/nghịch của mối quan hệ.

S.E cho biết độ lệch chuẩn ước lượng của hệ số Path Coefficient.

t-value, p-value kiểm tra ý nghĩa thống kê của Path Coefficient.

2. Cách xem Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value trong AMOS, SMARTPLS

2.1 Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value trong AMOS

Trên phần mềm AMOS, các bạn sẽ tiến hành phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (không phải phân tích CFA). Truy cập vào output, sau đó đi theo đường dẫn Estimate > Scalars. Tại đây chúng ta sẽ sử dụng hai bảng là Regression Weights Standardized Regression Weights.

Bảng hệ số tác động chưa chuẩn hóa Regression Weights

Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value AMOS

Bảng này cung cấp cho chúng ta các cột giá trị gồm:

  • Estimate: Hệ số tác động (hệ số hồi quy) chưa chuẩn hóa. Đây không phải là hệ số Path Coefficients.
  • S.E (Standard Error): Sai số chuẩn.
  • C.R (Criteria Ratio): Đây là hệ số t-value.
  • P: Đây là hệ số p-value (giá trị p-value = *** chính là 0.000).

Bảng hệ số tác động chuẩn hóa Standardized Regression Weights

Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value AMOS

Bảng này cung cấp cho chúng ta duy nhất một cột giá trị Estimate: Hệ số tác động (hệ số hồi quy) chuẩn hóa. Đây là hệ số Path Coefficients (Beta).

Khi muốn trình bày thành một bảng tổng hợp Path Coefficients của bài, chúng ta sẽ lấy các cột hệ số S.E (Standard Error hoặc Standard Deviation), C.R (t-value), P (p-value) trong bảng Regression Weights và cột Estimate (Path Coefficient - Beta) trong bảng Standardized Regression Weights.

Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value AMOS

2.2 Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value trong SMARTPLS

Trên phần mềm SMARTPLS, các bạn sẽ tiến hành phân tích Bootstrap. Trong cửa sổ Output, truy cập vào mục Path Coefficients

Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value SMARTPLS

Ý nghĩa các hệ số trong bảng này như sau:

  • Original sample: Hệ số tác động chuẩn hóa của dữ liệu gốc.
  • Sample mean: Hệ số tác động chuẩn hóa trung bình của tất cả các mẫu từ Bootstrap.
  • Standard deviation: Độ lệch chuẩn (tương đương giá trị sai số chuẩn S.E).
  • T statistics: Giá trị t-value.
  • P values: Giá trị p-value.

Khi muốn trình bày thành một bảng tổng hợp Path Coefficients từ SMARTPLS, chúng ta chỉ cần sử dụng bảng kết quả trên là được. Cột Original Sample là Path Coefficient - Beta, cột Standard Deviation là S.E, cột T Statistics là t-value, cột P Values là p-value.

Path Coefficient, Beta, S.E, t-value, p-value SMARTPLS

Các hệ số trên cũng áp dụng tương tự cho phần quan hệ trung gian. Bạn sẽ linh động trình trình bày để có được kết quả theo mong muốn nhé.

Đăng nhận xét