Các thắc mắc ngoài dịch vụ, bạn vui lòng thảo luận tại nhóm Facebook này nhé.

Ebook Hướng dẫn sử dụng SPSS 26

GIỚI THIỆU

Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng SPSS 26 – Áp dụng viết luận văn, đề tài nghiên cứu kinh tế sử dụng phân tích định lượng” được biên soạn bởi Phạm Lộc, quản trị viên của website www.phamlocblog.com. Tài liệu phù hợp đối với những bạn đang quan tâm tới việc sử dụng SPSS trong phân tích dữ liệu phục vụ việc học tập, làm luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học.

Nội dung chính của tài liệu sẽ đi vào giới thiệu các kiểm định, thống kê phổ biến hiện được giảng dạy trong các môn học liên quan đến phân tích dữ liệu định lượng và sử dụng để làm luận văn tại Việt Nam. Nhằm giúp các bạn có thể dể dàng hiểu được lý thuyết và làm quen với phần mềm SPSS 26, mỗi kiểm định, thống kê được giới thiệu trong tài liệu này sẽ đi đôi với phần thực hành trên SPSS 26 với tệp dữ liệu mẫu.

THÔNG TIN TÀI LIỆU

- Định dạng: tài liệu ebook có định dạng tệp PDF

- Phiên bản SPSS sử dụng: Tất cả phiên bản từ SPSS 20 đến SPSS 26. 

- Số trang: 307

- Số chương: 13 (Chi tiết xem phần Nội dung tài liệu bên dưới)

- Dữ liệu thực hành: 9 tệp

- Nội dung tài liệu được viết theo hướng sử dụng cách diễn đạt dễ hiểu chứ không thuần sử dụng các lý thuyết và thuật ngữ thống kê học thuật. Do vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một tài liệu chuẩn chỉnh về từ ngữ, bài bản theo sách thống kê thì tài liệu này không phù hợp. Bạn nên tìm mua các sách thống kê đang bán trên thị trường.


TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG TÀI LIỆU NÀY?

1. Tài liệu này áp dụng cho tất cả các phiên bản từ SPSS 20 đến SPSS 26. Những kiểm định có sự khác biệt giữa các phiên bản SPSS trong tài liệu này sẽ được trình bày cách thao tác và đọc kết quả trên cả phiên bản cũ và mới.
2. Tài liệu sử dụng lối diễn đạt đơn giản nhất, câu từ dễ hiểu, gần gũi nhất, hạn chế cao nhất việc sử dụng các thuật ngữ thống kê hàn lâm phức tạp giúp bạn đọc có thể dễ dàng hiểu và ứng dụng dễ dàng.
3. Nội dung tài liệu tập trung vào những gì cần thiết cho việc phục vụ làm luận văn mảng kinh tế - tiếp thị. Điều này giúp các bạn không bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức ngoài lề. 
4. Một số nội dung tính ứng dụng cao nhưng chưa có giáo trình, sách, tài liệu nào tại Việt Nam biên soạn, trong khi phần nội dung này đã được giới thiệu trong các sách trên Thế giới nhiều năm nay.
5. Tài liệu đi kèm 9 tệp dữ liệu thực hành để các bạn có thể dễ dàng vừa theo dõi tài liệu, vừa thực hành ngay trên máy tính của mình.
6. Qua thời gian dài tư vấn, hỗ trợ và xử lý dữ liệu, tác giả nhận thấy nhiều vấn đề phát sinh khi xử lý dữ liệu thực tế mà các bạn rất dễ gặp phải nhưng không có tài liệu, sách đề cập đến. Tài liệu này cung cấp cho các các tình huống thường gặp và hướng xử lý các vấn đề hay gặp khi phân tích dữ liệu.

AI NÊN SỬ DỤNG TÀI LIỆU NÀY?

A. CÁC BẠN SẮP LÀM LUẬN VĂN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong quá trình tư vấn, thực hiện dịch vụ xử lý dữ liệu cho khách hàng, tác giả nhận ra rất nhiều đề tài bị sai ngay từ khâu xây dựng thông tin nền tảng rất cơ bản của phần định lượng như:

1. Chưa hiểu về mô hình nghiên cứu, tính chất biến độc lập - phụ thuộc nên biểu diễn sai quan hệ trên mô hình.

→ Mô hình không đúng với mục đích nghiên cứu. Đề tài có thể bị hội đồng chấm bài bác bỏ.

2. Chưa hiểu về chiều tác động của các biến trong mô hình, cũng như sự liên kết giữa chiều và nội dung câu hỏi đo lường cho biến nên đặt giả thuyết mâu thuẫn giữa chiều thuận/nghịch với nội dung câu hỏi.

→ Không thể kết luận được giả thuyết nghiên cứu. Phải sửa bảng câu hỏi và khảo sát lại từ đầu.

3. Chưa nắm rõ kiến thức về thang đo, đo lường nên không xây dựng câu hỏi khảo sát cho biến phụ thuộc

→ Không có dữ liệu của biến phụ thuộc, không phân tích được ý nghĩa các quan hệ trong mô hình. Phải bổ sung câu hỏi và khảo sát lại từ đầu.

4. Không nắm rõ cách xây dựng câu hỏi khảo sát phần thang đo nên đáp viên không hiểu cách thức trả lời hoặc không hiểu câu hỏi.

→ Dữ liệu thu về vi phạm tiêu chí các kiểm định, không sử dụng được.

5. Chưa biết cách sử dụng mẹo để phát hiện ra các phiếu khảo sát không phù hợp nên dữ liệu thu về không thể sàng lọc phiếu xấu.

→ Kiểm định bị vi phạm hoặc các chỉ số phù hợp thấp, sai lệch.

6. Không biết cách trình bày câu hỏi khảo sát nên khi nhập liệu cực kỳ khó khăn và mất thời gian.

→ Phát sinh nhiều sai sót khi chuyển số liệu từ phiếu khảo sát vào SPSS.

... và rất nhiều vấn đề khác.

Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng SPSS 26 – Áp dụng viết luận văn, đề tài nghiên cứu kinh tế sử dụng phân tích định lượng” sẽ cung cấp cho bạn một số hướng dẫn về cách trình bày bảng câu hỏi một cách phù hợp cho cả đáp viên và cả người xử lý dữ liệu. Tài liệu cũng hướng dẫn các bạn sử dụng kỹ thuật câu hỏi gài bẫy để xử lý các trường hợp đối tượng khảo sát không hợp tác; đưa ra các biện pháp ngăn ngừa số liệu xấu; hướng dẫn cách tìm và loại bỏ kết quả xấu, làm sạch dữ liệu, cải thiện dữ liệu trước khi đi vào xử lý.

Công tác lập bảng khảo sát và chuẩn bị trước khi đi khảo sát cực kỳ quan trọng. Một khi số liệu không dùng được thì bạn lại phải quay về làm lại công đoạn đầu tiên trong quy trình khảo sát, cực kỳ mất thời gian, công sức và chi phí.  Chính vì vậy, chúng ta nên làm tốt nhất từ những công đoạn đầu tiên để hạn chế tối đa phát sinh dữ liệu xấu. 

ebook spss 26

B. CÁC BẠN ĐANG LÀM LUẬN VĂN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Với các bạn đang làm luận văn, các bạn đã thu thập xong dữ liệu và đi vào xử lý trên SPSS. Các bạn cần hiểu được ý nghĩa, chức năng của các kiểm định để xác định nên sử dụng kiểm định gì, phân tích gì cho bài làm là phù hợp. Mỗi kiểm định như vậy, điều kiện nào cần phải thỏa mãn, dữ liệu hiện tại thu thập có đáp ứng được điều kiện đó hay chưa,... Chúng ta đều cần phải nắm rõ, hiểu rõ để trước hết là hoàn thành bài luận một cách tốt nhất, thứ hai là để phản biện trước hội đồng khi bảo vệ luận văn.

Dữ liệu xấu là nguyên nhân chính gây nên trở ngại cho chúng ta khi phân tích dữ liệu. Tài liệu này sẽ cung cấp kiến thức về làm sạch dữ liệu thô khi thu thập về, loại bỏ các kết quả đối tượng khảo sát không phù hợp, kỹ thuật phát hiện và xử lý điểm dị biệt, giúp cải thiện dữ liệu có được kết quả tốt hơn.


NỘI DUNG TÀI LIỆU

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ THUẬT NGỮ THỐNG KÊ
1.1 Tầm quan trọng của hiểu đúng thuật ngữ thống kê
1.2 Một số thuật ngữ thống kê cơ bản

CHƯƠNG 2: CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT VÀ KÍCH THƯỚC MẪU
2.1 Lý do cần phải chọn mẫu
2.2 Sai số trong chọn mẫu
2.3 Kỹ thuật chọn mẫu
2.3.1 Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất
2.3.2 Các phương pháp chọn mẫu theo xác suất
2.4 Kích thước mẫu
2.4.1 Yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn cỡ mẫu
2.4.2 Xác định cỡ mẫu theo ước lượng tổng thể
2.4.3 Xác định cỡ mẫu theo phương pháp phân tích

CHƯƠNG 3: MÃ HÓA, NHẬP LIỆU TRÊN PHẦN MỀM SPSS 26
3.1 Phân loại dữ liệu
3.2 Các loại thang đo được ký hiệu trong SPSS
3.2.1 Thang đo định danh – Nominal
3.2.2 Thang đo thứ bậc – Ordinal
3.2.3 Thang đo mức độ - Scale
3.3 Làm quen với giao diện SPSS 26
3.3.1 Tải và cài đặt SPSS 26 trên Windows
3.3.2 Thiết lập một số cài đặt cơ bản
3.3.3 Giao diện Variable View và Data View
3.4 Tạo biến và nhập liệu trên SPSS 26
3.4.1 Câu hỏi định tính một trả lời
3.4.2 Câu hỏi định tính nhiều trả lời
3.4.3 Câu hỏi định tính mở
3.4.4 Câu hỏi thứ tự xếp hạng
3.4.5 Câu hỏi định lượng một trả lời
3.4.6 Nhập dữ liệu từ Excel vào SPSS
3.5 Mã hóa lại biến trên SPSS 26

CHƯƠNG 4: NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ KHUYẾT, DỊ BIỆT – CẢI THIỆN DỮ LIỆU
4.1 Sự thiết yếu của làm sạch dữ liệu
4.2 Giá trị khuyết missing value
4.2.1 Nguyên nhân xuất hiện giá trị khuyết
4.2.2 Ngăn ngừa xuất hiện giá trị khuyết
4.2.3 Xử lý giá trị khuyết
4.3 Điểm dị biệt outliers
4.4 Quy luật Empirical
4.5 Phát hiện điểm dị biệt và cải thiện dữ liệu
4.5.1 Dùng bảng tần số
4.5.2 Dùng bảng kết hợp
4.5.3 Đồ thị Boxplot
4.5.4 Đồ thị Scatterplot
4.5.5 Bảng Casewise Diagnostics hồi quy

CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU – ĐỀ TÀI THỰC HÀNH
5.1 Lý thuyết về đề tài nghiên cứu
5.1.1 Vấn đề nghiên cứu
5.1.2 Mục tiêu và đề tài nghiên cứu
5.1.3 Mô hình nghiên cứu
5.1.4 Giả thuyết nghiên cứu
5.2 Vài lưu ý khi lập bảng câu hỏi khảo sát
5.2.1 Đảo bảo tính đơn hướng thang đo
5.2.2 Mã hóa đáp án ngay trong bảng câu hỏi
5.2.3 Kỹ thuật câu hỏi gài trong lập bảng câu hỏi
5.3 Đề tài nghiên cứu thực hành
5.3.1 Đề tài nghiên cứu
5.3.2 Mô hình nghiên cứu
5.3.3 Giả thuyết nghiên cứu
5.3.4 Kỳ vọng chiều tác động
5.3.5 Bảng câu hỏi khảo sát

CHƯƠNG 6: THỐNG KÊ MÔ TẢ - TẦN SUẤT, TRUNG BÌNH, KẾT HỢP
6.1 Thống kê tần số
6.1.1 Mục đích sử dụng
6.1.2 Thống kê tần số trên SPSS 26
6.2 Thống kê trung bình
6.2.1 Mục đích sử dụng
6.2.2 Đánh giá điểm trung bình theo thước đo Likert
6.2.3 Thống kê trung bình trên SPSS 26
6.3 Thống kê kết hợp
6.3.1 Mục đích sử dụng
6.3.2 Thống kê kết hợp trên SPSS 26
6.4 Đồ thị, biểu đồ

CHƯƠNG 7: KIỂM ĐỊNH CHI-SQUARE QUAN HỆ HAI BIẾN ĐỊNH TÍNH
7.1 Lý thuyết kiểm định Chi-Square
7.2 Kiểm định Chi-Square trên SPSS 26
CHƯƠNG 8: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA
8.1 Khái niệm thang đo
8.2 Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
8.3 Tiêu chuẩn kiểm định Cronbach’s Alpha
8.4 Các tình huống thường gặp khi kiểm định Cronbach’s Alpha
8.4.1 Hệ số Cronbach’s Alpha không đạt mức tối thiểu
8.4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha âm
8.4.3 Giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach’s Alpha của thang đo
8.4.4 Không xuất hiện cột Cronbach's Alpha if Item Deleted
8.4.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha với thang đo chỉ gồm 1 biến quan sát
8.4.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho toàn bộ các biến quan sát từ nhiều nhóm
8.5 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha trên SPSS 26

CHƯƠNG 9: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS
9.1 Giới thiệu về phân tích nhân tố
9.2 Phép trích PCA và PAF
9.2.1 Phép trích Principal Components Analysis (PCA)
9.2.2 Phép trích Principal Axis Factoring (PAF)
9.3 Phép quay vuông góc và không vuông góc
9.4 Xác định số nhân tố được trích
9.4.1 Tiêu chí Eigenvalue
9.4.2 Điểm gãy Scree Plot
9.4.3 Tổng phương sai trích
9.4.4 Chọn số nhân tố kỳ vọng
9.5 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett
9.5.1 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)
9.5.2 Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity)
9.6 Hệ số tải nhân tố Factor Loading
9.7 Các tình huống thường gặp khi phân tích EFA
9.7.1 Số lượng nhân tố trích không phù hợp
9.7.2 Biến quan sát nhân tố này hội tụ vào nhân tố khác
9.7.3 Biến quan sát tải mạnh ở nhiều nhân tố
9.7.4 Không xuất hiện bảng ma trận xoay
9.7.5 Hệ số KMO luôn luôn bằng 0.5
9.8 Quy tắc loại biến xấu trong EFA
9.8.1 Các dạng biến xấu trong EFA
9.8.2 Phương thức loại biến xấu trong EFA
9.9 Đặt tên nhân tố mới sau phân tích EFA
9.10 Phân tích EFA cho biến độc lập và biến phụ thuộc
9.11 Phân tích nhân tố khám phá EFA trên SPSS 26
9.12 Tạo nhân tố đại diện sau EFA
9.12.1 Tạo nhân tố đại diện bằng trung bình cộng
9.12.2 Tạo nhân tố đại diện bằng tổng giá trị
9.12.3 Tạo nhân tố đại diện bằng điểm nhân tố

CHƯƠNG 10: TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH PEARSON CORRELATION
10.1 Lý thuyết về đề tài nghiên cứu
10.2 Tương quan tuyến tính Pearson
10.3 Sự khác nhau giữa tương quan và hồi quy
10.4 Phân tích tương quan tuyến tính Pearson trên SPSS 26

CHƯƠNG 11: HỒI QUY TUYẾN TÍNH LINEAR REGRESSION
11.1 Lý thuyết về hồi quy tuyến tính
11.2 Ước lượng hồi quy tuyến tính bằng OLS
11.3 Độ phù hợp mô hình và phần dư
11.3.1 Độ phù hợp của mô hình
11.3.2 Phần dư
11.4 Kiểm định giả thuyết hồi quy
11.4.1 Giả thuyết độ phù hợp mô hình
11.4.2 Giả thuyết ý nghĩa hệ số hồi quy
11.5 Ý nghĩa của hệ số hồi quy
11.5.1 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
11.5.2 Hệ số hồi quy chuẩn hóa
11.6 Các giả định hồi quy tuyến tính bội
11.6.1 Phân phối chuẩn của phần dư
11.6.2 Liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập
11.6.3 Tự tương quan chuỗi bậc nhất
11.6.4 Cộng tuyến và đa cộng tuyến
11.6.5 Phương sai phần dư thay đổi
11.7 Phương pháp đưa biến Enter và Stepwise
11.8 Phân tích hồi quy tuyến tính bội trên SPSS 26
11.9 Hồi quy tuyến tính bội với biến giả
11.9.1 Lý thuyết về biến giả
11.9.2 Tạo biến giả
11.9.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội với biến giả trên SPSS 26
CHƯƠNG 12: HỒI QUY NHỊ PHÂN BINARY LOGISTIC
12.1 Lý thuyết về hồi quy Binary Logistic
12.2 Phương trình hồi quy Binary Logistic
12.3 Đánh giá độ phù hợp mô hình
12.3.1 Hệ số -2 Log-Likelihood (-2LL)
12.3.2 Hệ số Cox & Snell R Square và Nagelkerke R Square
12.4 Kiểm định giả thuyết hồi quy
12.4.1 Giả thuyết độ phù hợp mô hình
12.4.2 Giả thuyết ý nghĩa hệ số hồi quy
12.5 Phương pháp đưa biến vào hồi quy
12.6 Ý nghĩa của hệ số hồi quy
12.7 Phân tích hồi quy Binary Logistic trên SPSS 26
12.8 Ứng dụng hồi quy Binary Logistic cho dự báo

CHƯƠNG 13: KIỂM ĐỊNH TRUNG BÌNH, PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI
13.1 One-Sample T Test
13.1.1 Mục đích sử dụng và giả thuyết
13.1.2 Kiểm định One – Sample T Test trên SPSS 26
13.2 Paired-Samples T Test
13.2.1 Mục đích sử dụng và giả thuyết
13.2.2 Kiểm định Paired–Samples T Test trên SPSS 26
13.3 Independent-Samples T Test
13.3.1 Mục đích sử dụng và giả thuyết
13.3.2 Kiểm định Independent-Samples T Test trên SPSS 26
13.4 One-Way ANOVA
13.4.1 Mục đích sử dụng và giả thuyết
13.4.2 Kiểm định One-Way ANOVA trên SPSS 26
13.4.3 Kiểm định sâu One-Way ANOVA trên SPSS 26



QUY TRÌNH MUA EBOOK

#1: Tài liệu này chỉ bán dạng ebook (file PDF), hiện tại chưa bán dạng cuốn.
#2: Tài liệu này bán xuyên suốt, khi nào ngưng bán bài viết này sẽ được xóa.

Các bạn đăng ký mua ebook Hướng dẫn sử dụng SPSS 26 – Áp dụng viết luận văn, đề tài nghiên cứu kinh tế sử dụng phân tích định lượng, vui lòng điền form và làm theo hướng dẫn trong form nhé.

A. Bản quyền tài liệu

Bằng việc mua Ebook “Hướng dẫn sử dụng SPSS 26 – Áp dụng viết luận văn, đề tài nghiên cứu kinh tế sử dụng phân tích định lượng”, bạn đã đồng ý tuân thủ vấn đề bản quyền tài liệu này. Thông tin về bản quyền tài liệu bạn xem tại trang thứ hai "BẢN QUYỀN TÀI LIỆU". Tuyệt đối không chia sẻ tài liệu này cho người khác. Nếu phát sinh các vấn đề về vi phạm bản quyền hoặc tài liệu bị đăng tải lên các nền tảng trực tuyến, mọi truy cứu trách nhiệm Phạm Lộc Blog sẽ chỉ làm việc với chủ sở hữu đã mua Ebook.

B. Giá tài liệu

250.000 VNĐ

C. Hình thức thanh toán:

Chuyển khoản ngân hàng (thông tin tài khoản trong form đăng ký mua ebook).

D. Cách thức nhận ebook và file thực hành:

Các bạn vui lòng click vào nút ĐĂNG KÝ MUA BOOK thực hiện đầy đủ, chính xác các bước theo hướng dẫn trong link. Sau khi thanh toán xong, vui lòng gởi email hình ảnh chứng từ chuyển khoản tới hòm thư ebookspss@gmail.comBên mình sẽ xác nhận thông tin cá nhân + thông tin chuyển khoản và gửi ebook qua email trong vòng 24 giờ làm việc giờ hành chính.

Bạn cần hỗ trợ hay gặp khó khăn khi đăng ký mua ebook có thể liên hệ trực tiếp với Phạm Lộc Blog qua các thông tin bên dưới nhé:

- Email: ebookspss@gmail.com

- Zalo: 093 395 1549

Xin chân thành cám ơn và chúc các bạn học tốt!