1. Quan điểm của một số nhà nghiên cứu
1.1 Quan điểm của Nguyễn Đình Thọ (2012)
1.2 Quan điểm của Hair và cộng sự (2010)
1.3 Quan điểm của Hair và cộng sự (2015)
- Nếu mô hình đã xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc, chúng ta sẽ phân tích EFA riêng giữa độc lập và phụ thuộc.
- Nếu mô hình không phân biệt biến độc lập và biến phụ thuộc, chúng ta có thể phân tích EFA chung giữa độc lập và phụ thuộc.
2. Lý giải vì sao nên chạy chung, vì sao nên chạy riêng
Trước hết chúng ta sẽ xem xét lại mối quan hệ giữa hai loại biến độc lập và phụ thuộc. Sở dĩ chúng ta xác định biến X là độc lập, biến Y là phụ thuộc bởi trên các lý thuyết nền hoặc các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng X sự có tác động lên Y. Khi X có tác động lên Y, giữa X và Y trong hầu hết các trường hợp sẽ có sự tương quan từ mức trung bình đến mạnh. Sự tương quan này làm cho tính phân biệt giữa X và Y không cao.
Trong EFA, dù có dùng phép trích và phép xoay gì đi nữa thì EFA luôn có một chức năng là đánh giá tính phân biệt của các cấu trúc biến. Khi tính phân biệt được thõa mãn, mỗi nhóm biến sẽ được tách thành một cột trong bảng ma trận xoay. Nếu chúng ta đưa biến phụ thuộc và độc lập vào cùng phân tích chung EFA, sự tương quan mạnh giữa độc lập với phụ thuộc khiến cho các biến quan sát của cấu trúc biến phụ thuộc dễ bị nhập chung vào với các biến độc lập. Điều này làm cho các cấu trúc thang đo không đảm bảo được tính phân biệt trong EFA (tình trạng ma trận xoay lộn xộn). Nên việc chạy EFA riêng độc lập và riêng phụ thuộc là cách chạy tối ưu nhất, vừa hợp lý về tính chất tương quan giữa các biến, vừa phù hợp theo quan điểm của các tác giả nổi tiếng ở trên.
Từ các lý luận ở trên, chúng ta có thể phân chia mô hình nghiên cứu thành hai loại tương ứng với hai phương pháp chạy EFA. Chúng ta cần làm rõ trước về vai trò biến trung gian, biến này vừa đóng vai trò độc lập, vừa đóng vai trò phụ thuộc. Do vậy, khi mình đề cập tới số lượng biến phụ thuộc, số lượng biến độc lập, thì biến trung gian được tính cho cả hai loại biến này.
- Mô hình đơn giản: Là dạng mô hình mà vai trò biến được xác định rõ ràng, số lượng biến phụ thuộc ít, số lượng biến độc lập nhiều, có nhiều biến độc lập tác động vào một biến phụ thuộc → Chạy EFA riêng độc lập, riêng trung gian, riêng phụ thuộc.
- Mô hình phức tạp: Là dạng mô hình mà vai trò biến vẫn có thể xác định được vai trò, tuy nhiên biến đóng vai trò trung gian có số lượng nhiều, các mối quan hệ tác động chằng chịt, số lượng biến phụ thuộc nhiều, có nhiều mối quan hệ mà chỉ một biến độc lập tác động lên một biến phụ thuộc → Chạy EFA chung cho tất cả. Chúng ta lựa chọn chạy chung bởi vì khi chạy riêng thì số lần EFA quá nhiều và số nhóm biến tham gia vào EFA quá ít, điều này không được tối ưu về mặt chức năng của EFA lẫn mặt trình bày kết quả vào bài luận, bài nghiên cứu.
Để các bạn dễ hình dung hơn, chúng ta sẽ đi qua hai ví dụ rất cơ bản về hai dạng mô hình ở trên.
2.1 Mô hình đơn giản
Đây là dạng mô hình phổ biến được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu dạng luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và các nghiên cứu khoa học cấp độ cơ bản. Đặc điểm dạng mô hình này là xác định được các biến độc lập và biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc là biến được hướng mũi tên vào (nghĩa là chịu tác động của biến khác), biến độc lập là nơi xuất phát của gốc mũi tên (nghĩa là tác động lên biến khác).
Mũi tên xuất hiện trong mô hình này là mũi tên một chiều hướng từ biến độc lập đến biến phụ thuộc, không có sự xuất hiện mũi tên tác động ngược lại từ phụ thuộc về độc lập. Hoặc nếu có thêm sự xuất hiện của biến trung gian thì chúng ta vẫn dễ dàng xác định được vai trò độc lập, phụ thuộc trong các mối quan hệ tác động. Số lượng biến phụ thuộc trong mô hình ít, số lượng biến độc lập nhiều, có nhiều biến độc lập cùng tác động lên phụ thuộc.
→ Dạng mô hình này khi phân tích nhân tố EFA chúng ta nên phân tích EFA riêng từng nhóm biến.
2.2 Mô hình phức tạp
Đây là dạng mô hình phức tạp hơn được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu dạng nghiên cứu từ cấp độ thạc sĩ trở lên, tên gọi khác là mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Đặc điểm dạng mô hình này là việc xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc khó khăn bởi hướng mũi tên phức tạp và có quá nhiều biến trung gian.
Cắt ra từng mối quan hệ tác động đơn, dễ dàng thấy được một mối tác động đa phần chỉ là một biến độc lập tác động lên một biến phụ thuộc, số lượng biến phụ thuộc nhiều.
→ Dạng mô hình này khi phân tích nhân tố EFA chúng ta nên phân tích EFA chung cho tất cả.
Từ khóa: chạy efa chung hay riêng trong SPSS, chạy efa chung hay riêng giữa biến độc lập và phụ thuộc, chạy riêng độc lập với phụ thuộc trong efa hay chạy chung