Các thắc mắc ngoài dịch vụ, bạn vui lòng thảo luận tại nhóm Facebook này nhé.
😄

Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ điều tiết trong SPSS

Đây là bài viết nối tiếp của bài Xử lý biến điều tiết moderator bằng macro PROCESS trong SPSS. Để có cái nhìn trực quan hơn về sự điều tiết của W lên mối tác động từ X lên Y. Chúng ta sẽ vẽ đồ thị mối điều tiết này. 

do thi dieu tiet SPSS

Trong phần output xuất ra, copy chính xác phần nội dung sau:

Biến điều tiết moderator trong SPSS

Quay lại giao diện SPSS, vào File > New > Syntax để mở cửa sổ lệnh SPSS.

Biến điều tiết moderator trong SPSS

Tại đây, dán đoạn code đã copy khi nãy vào vùng trống như ảnh bên dưới.

Biến điều tiết moderator trong SPSS

Sau đó quét chọn toàn bộ nội dung đoạn code này hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + A trên máy tính. Tiếp tục nhấp vào biểu tượng tam giác màu xanh lá ở trên để thực hiện chạy lệnh. Cần lưu ý, bắt buộc phải bôi chọn toàn bộ dòng code mới được tiến hành chạy lệnh.

Biến điều tiết moderator trong SPSS

Chuyển đến cửa sổ output SPSS, chúng ta sẽ thấy một biểu đồ có dạng như bên dưới. Nhấp đôi vào biểu đồ này để cửa sổ Chart Editor xuất hiện.

Biến điều tiết moderator trong SPSS

Tại cửa sổ Chart Editor, nhấp chọn vào biểu tượng Add interpolation line được đánh dấu số (1) ở ảnh bên dưới để xuất hiện 3 đường thẳng. Sau đó nhấp vào nút Close để thoát cửa sổ.

Biến điều tiết moderator trong SPSS

Đồ thị này có sự xuất hiện của 3 biến : X, Y, W. Trong đó X- Khối lượng công việc biểu diễn ở trục hoành, Y- Áp lực công việc biểu diễn ở trục tung. Biến W- Sự hỗ trợ trong công việc là biến điều tiết được biểu diễn thành 3 đường thẳng tương ứng 3 mức giá trị của W là thấp - trung bình - cao (-1SD, Mean, +1SD). Cụ thể trong đồ thị này, 3 mức giá trị thấp - trung bình - cao của W là 3.4, 4.2 và 4.9.

Biến điều tiết moderator trong SPSS

Điểm 1: Nhìn tổng quan đồ thị có thể thấy, cả 3 đường thẳng W biểu diễn mối quan hệ giữa X với Y đều có xu hướng dốc lên. Điều này cho thấy dù ở mức W thấp hay cao đi nữa, thì X tăng Y tăng. Khối lượng công việc tăng thì áp lực công việc tăng dù sự hỗ trợ trong công việc là nhiều hay ít.

Điểm 2: Đường thẳng nối các điểm màu xanh dương có xu hướng dốc lên mạnh hơn so với đường thẳng nối các điểm màu hồng. Đường thẳng nối các điểm màu hồng lại đốc lên mạnh hơn đường thẳng nối các điểm màu xanh lá. Nếu giống một điểm trên đường thẳng lên 2 trục X, Y, dễ dàng thấy được với đường thẳng màu xanh dương, khi X tăng lên 1 đơn vị thì Y tăng lên khá mạnh; trong khi đó với đường thẳng màu xanh lá, khi X tăng lên 1 đơn vị thì Y tăng lên tương đối nhỏ.

Điều này nói lên rằng, nếu việc nhiều hơn, nhưng nhận được ít sự hỗ trợ thì áp lực nhân viên đó phải chịu là rất lớn. Ngược lại, việc nhiều hơn, nhưng nhân viên đó nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ mọi người thì áp lực sẽ ít hơn khá nhiều.

Đăng nhận xét